Thiết kế kết cấu khung phẳng

Chia sẻ file thiết kế kết cấu khung phẳng

Để tải tài liệu các bạn vui lòng ấn nút Tải File

Tải File    Hướng dẫn tải File

A. THỰC HÀNH THIẾT KẾ KẾT CẤU KHUNG BÊTÔNG CỐT THÉP

I. Lý thuyết tính toán

1.1. Tính toán và tổ hợp nội lực
     1.1.1. Tính toán nội lực
  • a. Sơ đồ tính toán nội lực
    – Sơ đồ không biến dạng (tính toán bậc I)
    – Sơ đồ biến dạng (tính toán bậc II)
  • b. Phương pháp tính toán nội lực
    – Các phương pháp tính trong giới hạn đàn hồi (dùng các phương pháp tính của Cơ học kết
    cấu hoặc các phần mềm tính toán kết cấu như SAP, ETAB,…để tính nội lực).
    – Phương pháp cân bằng giới hạn có kể đến sự hình thành các khớp dẻo trong các cấu kiện.
    Ở đây, nội lực trong khung đều được xác định theo sơ đồ không biến dạng (tính toán bậc I),
    theo các phương pháp tính trong giới hạn đàn hồi.thiết kế kết cấu khung phẳng
    Dùng các phần mềm tính toán kết cấu (SAP, ETAB,…) để tính nội lực cho từng trường hợp
    tải trọng (tĩnh tải, hoạt tải đứng 1, hoạt tải đứng 2, gió trái, gió phải).
1.1.2. Tổ hợp nội lực
  • a. Nguyên tắc chung
    • Mục đích của việc tổ hợp nội lực: là tìm ra nội lực bất lợi tại tất cả các tiết diện trong kết
      cấu. Thực ra, chỉ cần quan tâm đến các tiết diện quan trọng. Các tiết diện đó là:
      + Đối với cột: tiết diện dưới chân và trên đỉnh cột. Có thể thêm các tiết diện khác nếu nội
      lực lớn.
      + Đối với xà ngang thẳng: tiết diện giữa nhịp và tiết diện ở hai đầu tiếp giáp với cột. Có thể
      thêm các tiết diện khác nếu có nội lực lớn như tiết diện dưới tải trọng tập trung.
    • Tùy thành phần các tải trọng được tính đến, có hai loại tổ hợp: tổ hợp cơ bản và tổ hợp đặc
      biệt.
      + Tổ hợp cơ bản gồm: tĩnh tải, hoạt tải dài hạn, hoạt tải ngắn hạn.
      + Tổ hợp đặc biệt gồm: tĩnh tải, hoạt tải dài hạn, hoạt tải ngắn hạn và một trong các tải trọng
      đặc biệt (động đất, nổ, va chạm, … ).
    • Tổ hợp cơ bản có một hoạt tải thì giá trị của hoạt tải được lấy toàn bộ.
    • Tổ hợp cơ bản có từ hai hoạt tải trở lên thì giá trị tính toán của hoạt tải hoặc các nội lực
      tương ứng của chúng phải được nhân với hệ số tổ hợp là 0,9.
    • Những hoạt tải loại trừ nhau thì không được xuất hiện trong cùng một tổ hợp (ví dụ: gió
      trái và gió phải).
    • Đối với kết cấu quan trọng, có nhịp và tải trọng lớn, cần thiết phải vẽ biểu đồ bao nội lực
      để có cơ sở chắc chắn cho việc bố trí (cắt, uốn) cốt thép theo biểu đồ bao vật liệu.

thiết kế kết cấu khung phẳng

Xem thêm các tài liệu về Sap2000 khác:

Comments are closed.